500Bros Studio là một công ty hàng đầu về lĩnh vực esports tại Việt Nam. Nơi đây hội tụ nhiều nhân viên tài năng, chuyên nghiệp tại các giải đấu lớn trong và ngoài nước. 500Bros cũng là đối tác quen thuộc của các công ty esports nổi tiếng toàn cầu như ESL, Garena,… Mới đây, việc 500Bros Studio xác nhận chia tay CS:GO đã khiến cộng đồng hâm mộ không khỏi ngỡ ngàng. Cùng JBO đi tìm hiểu nguyên nhân vì sao trong bài viết sau đây nhé.
Tình hình CS:GO
Khác so với các dòng game moba trên thị trường, FPS là một game “kén” người chơi. Đặc biệt là số lượng game thủ càng “khan hiếm” hơn đối với các tựa game lâu đời như CS:GO.
Có thể thấy, thị trường game Việt Nam rất có tiềm năng phát triển. Do đó, sự trổi dậy của nhiều tựa game FPS khác là vô cùng mạnh mẽ. Từ đó, khiến vị thế của CS:GO trong làng game Việt cũng dần bị lu mờ. Ngoài ra, các giải đấu CS:GO chỉ thường phát sóng trực tiếp vào khung giờ nửa đêm. Điều này làm sụt giảm lượng người xem nghiêm trọng.
500Bros Studio “ngậm ngùi” xác nhận chia tay CS:GO
500Bros Studio “ngậm ngùi” xác nhận chia tay
Mới đây, 500Bros Studio đã tuyên bố ngừng phát sóng tựa game này. Đây là studio lâu năm có tiếng tại Việt Nam từng mua bản quyền và phát sóng các giải đấu CS:GO. 500Bros đã đăng một thông báo trong group Facebook fan hâm mộ về vấn đề này. Bài viết đã thu hút nhiều reactions, comments và share. 500Bros gửi lời cảm ơn, đồng thời, bày tỏ sự nuối tiếc khi phải chia tay. Cụ thể:
“…500Bros gắn bó với content CS:GO tính tới nay cũng 6, 7 năm và chẳng nói quá khi tất cả những gì 500Bros có hiện tại cũng xuất phát điểm từ CS:GO.
Nhưng đến nay, 500Bros rất xin lỗi khi không thể tiếp tục có được bản quyền phát sóng tại Việt Nam của ESL để tiếp tục phục vụ các bạn khán giả. Chúng tôi cũng đã rất cố gắng nhưng điều đó là “không thể”, rất rất xin lỗi tất cả các bạn. Chính vì vậy toàn bộ nội dung sản xuất, bình luận CS:GO sẽ ngưng từ tháng 10/2022, cụ thể là ngày 02/10/2022 sau khi kết thúc ESL PRO LEAGUE…”
Theo nhiều người đánh giá, CS:GO không còn đủ tiềm năng để cạnh tranh với những cái tên mới và sáng tạo như Valorant, PUBG, PUBG Mobile, Free Fire,…Vì vậy, CS:GO đã trở thành “deadgame” trong làng game Việt Nam. Hơn hết, hiện tại, không có bất kỳ nhà tài trợ nào muốn đầu tư vào một tựa game ít thu lại lợi nhuận. Theo đó, khả năng mua bản quyền phát sóng hay tiếp tục làm content cho tựa game này là bất khả kháng.
Đừng quên theo dõi JBO để thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất về thể thao esports nhé.